Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019


MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ XÂY DỰNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC ÂM NHẠC BẬC TIỂU HỌC NHÂN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NĂM 2019

                                                             Thân Trọng Quốc - TP.HCM 2018

Theo đề nghị của Cục cơ sở vật chất và Hiệp hội TBGD Việt Nam đề nghị góp ý đánh giá về danh mục thiết bị dạy học tiểu học (ban hành 2009) và có ý kiến về xây dựng danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho chương trình và sách giáo khoa mới, ở góc độ những người nghiên cứu về khoa học TBGD chúng tôi có một số ý kiến như sau:   

1-      Chương trình và sách giáo khoa môn âm nhạc được đổi mới nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng các thiết bị thuộc danh mục thiết bị tối thiểu trước đây để dạy-học âm nhạc tiểu học hiệu quả.

Theo chúng tôi, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa âm nhạc lần này với mục tiêu nâng hiệu quả và tính hấp dẫn cho quy trình dạy-học âm nhạc. Đổi mới chủ yếu là vận dụng những phương pháp dạy học mới nhằm giảm bớt lý thuyết, nâng tỷ trọng thực hành, là chú trọng nhiều đến tính tích cực, chủ động tham gia của học sinh trong tiết học âm nhạc. Về mặt nội dung thì môn âm nhạc tiểu học ít có khả năng thay đổi lớn vì nội dung chủ yếu là học hát các ca khúc phù hợp lứa tuổi và mục tiêu giáo dục,và các ca khúc này không dể có sáng tác mới trong thời gian ngắn. Do đó, các thiết bị trực quan như tranh ảnh và băng đĩa (danh mục có phần A và phần C của danh mục âm nhạc là các phương tiện trực quan hỗ trợ cho tiết học hát và tiết đọc nhạc vẫn tiếp tục có thể sử dụng.
 Các phương tiện thực hành (nhạc cụ organ và bộ gõ dân tộc) có thể tiếp tục sử dụng. Nghiên cứu chương trình mới, chỉ cần trang bị thêm các nhạc cụ định âm (kèn melodeon, sáo, xylophone, metaphone..) để thực hành học giai điệu ở lớp 4 và 5. Nhìn chung, môn âm nhạc tiểu học thể kế thừa thiết bị như danh mục trước đây.  
Cụ thể, danh mục thiết bị âm nhạc tiểu học có thể sử dụng như sau:
- Toàn bộ phần A tranh ảnh có số thứ tự từ A1 đền A17 C băng, đĩa có số thứ tự từ C17- C24 có thể sử dụng tiếp tục vì nội dung là các bài hát, bài đọc nhạc có thể sử dụng cho chương trình mới. - Về các thiết bị thuộc phần B dụng cụ âm nhạc trong danh mục tiểu học trước đây có ký hiệu B18 đến B23 bao gồm thiết bị lắc gõ và đàn organ vẫn có thề tiếp tục sử dụng dù đổi mới phương pháp dạy học. Theo chương trình giáo dục âm nhạc mới, nhạc cụ không định âm (đã có như trống, song lan, thanh phách ..) vẫn thích hợp sử dụng dạy tiết tấu cho học sinh lớp 1- lớp 3; riêng lớp 4 và 5 học về giai điệu cần trang bị thêm các nhạc cụ định âm (melodeon, recorder, xylophone, metaphone…).


   

Trong phần B có đàn keyboard (organ), chúng ta vẫn có thể sử dụng đàn organ phím sáng LK-55vn đã được cấp theo danh mục tối thiểu trước đây cho chương trình mới và có thể cập nhật thêm các bài hát mới thông qua kết nối đàn với máy tính qua cổng Midi IN/OUT..  Cho đến hôm nay, việc chọn lựa đàn organ phím sáng chuyên dụng cho giáo dục âm nhạc để đưa vào danh mục tiểu học là một quyết định đúng đắn của ngành giáo dục ( ở thời điểm đó nhiều giáo viên vẫn thắc mắc vì cho rằng vẫn có nhiều loại đàn organ khác tiếng, điệu (tone, rythm) hay hơn sao không chọn), tại Việt Nam khi đó, nói đến organ người ta chỉ nghĩ đến nhạc cụ để biểu diễn, giải trí hơn là xem xét vào những tiêu chí của một phương tiện thiết bị dạy học!). Hiện nay, với sự phát triển “bùng nổ” những thành tựu KHCN từ cách mạng công nghệ 4.0, giải pháp sử dụng đàn organ phím sáng để tổ chức tự học âm nhạc đã được khẳng định là giải pháp ưu việt nhất vì phím sáng hiển thị trực quan vị trí của âm thanh âm nhạc trên bàn phím sẽ giúp việc học nhạc dễ dàng thì nay càng hiệu quả hơn khi nhạc cụ này kết nối mạng với internet và cả với các thiết bị di động (phone, tablet, Pad…). Nhờ sự kết nối này, ngoài việc sử dụng đàn phím sáng, giáo viên có thể sử dụng phone, tablet … làm  “bàn phím ảo” để học online hoặc soạn giáo án mọi lúc, mọi nơi; có thể khai thác khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ từ  “điện toán đám mây” (iCloud) gồm các tập tin âm nhạc Midi, Mp3, Mpu, Pdf …. để nổ sung cho tiện ích của đàn organ.  Hiện nay, đàn phím sáng không chỉ do hãng Casio sản xuất mà hằng loạt các hãng nhạc cụ lớn đều sử dụng công nghệ đàn phím sáng để sản xuất loại đàn riêng cho giáo dục - Nhật có hãng Yamaha EZ 220, Casio LK-265; Mỹ có The ONE & Mc Cathy; Châu Âu có ION và Nord, Trung quốc có Bestman piano..).


                                                           
Chúng tôi cho rằng cách xây dựng tiêu chí chọn đàn organ như trước đây là lạc hậu vì quy định quá chi tiết về số phím đàn (61 phím), về số lượng Tiếng (Tone), số lượng Điệu (Rhythm), cụ thể hóa trọng lượng, kích thước đàn… Trong thời gian tới, nếu có mua sắm thêm đàn keyboard cho ngành giáo dục , tôi nghĩ cần chú trọng đến tiêu chí là loại đàn có tích hợp những ứng dụng mới từ thành tựu KHCN của thời đại 4.0 để phục vụ giáo dục. Cụ thể là những tiêu chí:
    
-          Đàn keyboard có thể kết nối với thiết bị di động như smartphone, tablet, Iphone/Ipad.
-          Nhà sản xuất đàn phải có sẵn hệ thống các Apps để khi đàn keyboard kết nối có thể sử dụng các Apps này phục vụ hoạt động dạy và học của giáo dục Việt Nam.
-          Đàn keyboard phải có lưu trữ sẵn các bài nhạc thuộc chương trình giáo dục âm nhạc mới của giáo dục Việt Nam (gồm 150 bài nhạc thuộc chương trình mầm non, tiểu học, PTCS, PTTH).  

 Tôi thấy trong Phần 3 Định hướng về thiết bị dạy học tối thiểu môn âm nhạc  trong dự thảo chương trình giáo dục mới có ghi :


Cấp tiểu học
Cấp trung học cơ sở
Cấp trung học phổ thông
Thiết bị thực hành của giáo viên
Đàn keyboard (đàn phím  điện tử) hoặc piano kĩ thuật số.
Đàn keyboard hoặc piano kĩ thuật số.
Đàn keyboard hoặc piano kỹ thuật số.
Thiết bị thực hành của học sinh
Trống nhỏ, song loan, thanh phách, tambourine, triangle, xylophone, melodeon, recorder…
Melodeon, recorder, ukulele, harmonica
Melodion, recorder, ukulele, harmonica, guitar, keyboard

Chúng tôi cho rằng khi Cục Cơ sở Vật chất xây dựng danh mục tối thiểu môn âm nhạc cũng nên thống nhất theo định hướng trên đây của Ban soạn thảo chương trình và SGK. Chúng ta có kế thừa danh mục thiết bị tối thiểu trước đây ở phần A (tranh ảnh), phần C (băng đĩa), riêng phần B (nhạc cụ) sẽ kế thừa sử dụng lại bộ gõ dân tộc (thanh phách, song loan, trống con) và chỉ mua bổ xung các nhạc cụ không định âm và định âm (.nhạc cụ không định âm (lớp 1-3) và nhạc cụ định âm (lớp 4-5) : Chúng tôi trình bày phần chữ in đứng là thiết bị đã có, phần chữ in đậm và nghiệng là thiết bị còn thiếu có thể mua nếu có điều kiện (các trường cũng có thể sử dụng nhạc cụ tự làm hay chỉ cần sử dụng “bộ gõ cơ thể” (Body percution) thay cho nhạc cụ không định âm vẫn được…) Đàn organ điện tử phím sáng cũng vẫn tiếp tục sử dụng đàn phím sáng cho chương trình mới nhưng chúng ta cũng xây dựng tiêu chí bổ xung cho đàn organ điện tử để nhấn mạnh tính kế thừa danh mục trước đây nhưng chú trọng cập nhật tính năng có thể kết nối với các thiết bị di động và mạng internet để khai thác dữ liệu âm nhạc được lưu trữ sẵn của chương trình GD mới.
.   + Ban soạn thảo cũng ghi: “Giáo viên sử dụng đàn keyboard hoặc digital piano” đây là điểm mới so với các danh mục trước đây vì chính thức đề nghị các giáo viên sử dụng piano kỹ thuật số vào quy trình dạy học âm nhạc. Thực ra, sử dụng piano là phù hợp yêu cầu của giáo dục quốc tế vì trên thế giới hiện nay ngành giáo dục các nước chỉ sử dụng đàn piano chứ không quốc gia nào cho sử dụng đàn keyboard trong dạy-học âm nhạc (Ban soạn thảo chắc đã có lộ trình để từng bước chuyển đổi thói quen của giáo viên nhạc tại nước ta từ organ chuyển sang sử dụng đàn piano).
- Nếu cần xác định thêm tiêu chí cho đàn organ, chúng ta chú trọng đế tính hiện đại và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại khoa học công nghệ 4.0 hiện nay.
Tiêu chí có thể là; “ Đàn piano kỹ thuật số và đàn organ điện tử phải thuận lợi trong khai thác thành tựu KHCN thời đại 4.0 phục vụ hoạt động dạy-học âm nhạc của ngành giáo dục. Cụ thề là keyboard và piano phải có thể kết nối với các thiết bị di động (smartphone, tablet, pad, notebook..) để có thể khai thác các dữ liệu của chương trình GD âm nhạc mới từ điện toán đám mây (Icloud), có thể sử dụng phone, tablet như “bàn phím ảo” (AI)  để tự học mọi lúc, mọi nơi, nhạc cụ phải sử dụng được những Apps (solfware) hỗ trợ  tự học online các kỹ năng âm nhạc (IoT Internet of Things)”.(Các loại đàn keyboard và digital piano đã được ngành giáo dục cung cấp cho các trường trước đầy đều có đường midi in/out nên cũng có thể nối internet tìm các apps để tự học.
2- Phải có giải pháp để giúp các giáo viên có thể đưa các thiết bị dạy học âm nhạc đã có vào quy trình dạy học.
Hiện nay vẫn còn tình trạng ngành giáo dục cung cấp cho các trường thiết bị dạy học nhưng vì nhiều lý do không được các giáo viên đưa vào sử dụng. Chúng tôi ghi nhận ba trường hợp như sau đây:

1-      Đàn guitar : Danh mục tối thiểu ban đầu cũng có cấp 2 guitar /1lớp. Tuy nhiên do duyệt giá thấp 100.000 -150.000 /1 đàn nên chất lượng kém không sử dụng được.
2-      Đàn piano kỹ thuật số do Hàn quốc tặng cho ngành tiểu học 10.000 cây đàn. Tuy nhiên, do các giáo viên chưa biết đàn piano và ngành giáo dục cũng không có chương trình BDTX để trang bị kỹ năng đàn piano nên số đàn piano kỹ thuật số này vẫn “trùm chăn”, chúng ta đang thiếu thốn thiết bị dạy học âm nhạc nhưng phí phạm một tài sản trị giá 3000.000- 5000.000 đô la (giá đàn piano youngchang 300-500 usd/1 đàn).

Góp ý danh mục thiết bị dạy học Tiểu học - môn Âm nhạc (10/7/2018)

Số TT
Chủ đề  dạy học
(Tên thiết bị)

Mục đích sử dụng
Mô tả chi tiết về thiết bị
Đối tượng sử dụng
Dùng cho lớp
Đơn vị
Số lượng








NHẠC CỤ








Nhạc cụ cầm tay không định âm

Học sinh sử dụng
để thực hành các mẫu tiết tấu


X
X



1
Thanh phách
(đã có)

X
X
1,2,3,4,5
Cặp
35/trường
2
Song loan
(đã có)


X
X
1,2,3,4,5
cái
15/trường
3
Trống nhỏ
(đã có)


X
X
1,2,3,4,5
cái
15/trường
4
(đã có)

X
X
1,2,3,4,5
cái
15/trường
5
Tumpurin
(chưa có)

X
X
1,2,3,4,5
cái
5/trường
6
Bell
(chưa có)

X
X
1,2,3,4,5
cái
5/trường
7
Triangle
(chưa có)


X
X
1,2,3,4,5
cái
5/trường
8
         Maracas
(chưa có)


X
X
1,2,3,4,5
cặp
5/trường
9
Wood guiro
(chưa có)

X
X
1,2,3,4,5
cái
5/trường

Nhạc cụ định âm

HS sử dụng để thực hành tạo giai điệu






10
Recorder
(chưa có)


X
X
4,5
cái
10/trường
11
Melodion
(đã có 3/lớp)


X
X
4,5

10/trường
12
Xylophone
(chưa có)


X
X
4,5

10/trường
13
Glockenspiels


X
X
4,5



Đàn organ điện từ & Piano kỹ thuật số
Nhạc cụ để giáo viên diễn tấu giai điệu mẫu và đệm hát






14
Đàn organ điện tử & đàn piano kỹ thuật số
(đã có )
Chương trình giáo dục mới môn âm nhạc có đề nghị GV sử dụng organ hoặc piano kỹ thuật số (tùy điều kiện vì ngành giáo dục cũng đã trang bị 10.000 piano kỹ thuật số Hàn quốc cho một số các trường tiểu học trong cả nước).

Giáo viên sử dụng nhạc cụ để diễn tấu mẫu và đệm đàn cho học sinh hát




Tham khảo tiêu chí đàn organ danh mục trước đây và bổ xung thêm tiêu chí để phủ hợp KHCN 4.0

Đàn phải có thể kết nối với các thiết bị di động (smartphone, tablet..) và internet để khai thác các ứng dụng (Apps) và dữ liệu (data) từ điện toán đám mây (Icloud) và sử dụng phone, tablet như “bàn phím ảo” để tự học.
Đàn keyboard phải  có ứng dụng tự học (App) lưu trữ sẵn 150 bài nhạc thuộc chương trình giáo dục âm nhạc mới của giáo dục VN (mầm non, tiểu học, PTCS, PTTH). 

X





Ghi chú: Bản “ Dự thảo danh mục thiết bị dạy học lớp 1(10/7/2018) phần môn âm nhạc” có những điểm cần phải điều chỉnh như sau:
1-Điểm mới đầu tiên trong chương trình và sách giáo khoa mới kỳ này là học sinh lớp 1,2,3 học tiết tấu và khi lên lớp 4,5 các em bắt đầu được học thêm về giai điệu. Trong dự thảo danh mục tôi thấy chỉ có phần nhạc cụ tiết tấu mà thiếu phần nhạc cụ học giai điệu (đây vốn là khiếm khuyết của danh mục trước đây vì chỉ có nhạc cụ tạo “tiếng động” không có nhạc cụ tạo “âm cao, thấp tạo tạo thành âm nhạc”. Dự thảo lần này vẫn thiếu so yêu cầu chương trình giáo dục âm nhạc mới).
     + Trong các nhạc cụ tiết tấu, dư thảo để ra các nhạc cụ dân tộc đã có và thêm hai nhạc cụ triangle (tam giác âm nhạc), Tumpurine (Xúc xắc), chúng tôi đề xuất thêm các nhạc cụ Bell (lục lạc), Maracas (nhạc cụ rung), wood guiro (nhạc cụ rê) vì các em học tạo ra tiết điệu cần đa dạng âm sắc và các nhạc cụ cần học cách cân đối âm lượng mới tạo ra hiệu quả âm nhạc – vì thế các nhạc cụ này người ta thiết kế thành bộ ( để 15, 30, 40 học sinh thay nhau sử dụng luân chuyển để học các loại nhạc cụ khác nhau).
      + Vì dự thảo thiếu nhạc cụ để các học sinh thực hành học giai điệu (lớp 4,5) nên chúng tôi đề xuất bổ xung thêm sáo (recorder), kèn (melodeon), bộ gõ giai điệu (glockenspiels, xylophone) cấp số trong trang bị cho phòng âm nhạc cũng cân đối theo âm lượng khi hòa tấu tập thể lớp hay nhóm (30-40 em).

       2- Điểm mới thứ hai của chương trình giáo dục mới kỳ này ban soạn thảo chương trình môn âm nhạc tiểu học có đề xuất nhạc cụ cho giáo viên là “đàn organ điện tử và đàn piano kỹ thuật số”.
        + Đây là quyết định hợp lý vì trên thế giới không có quốc gia nào sử dụng đàn organ làm nhạc cụ cho giáo viên dạy âm nhạc mà chỉ sử dụng đàn piano. Ban soạn thảo đề xuất nhạc cụ cho giáo viên từ tiểu học, PTCS, PTTH là “đàn organ điện tử hoặc đàn piano kỹ thuật số”tùy điều kiện CSVC và con người tại cơ sở.

Đề xuất như trên hợp lý vì:
       - Giáo viên phấn đấu từ kỹ năng sử dụng đàn organ chuyển sang đàn piano ( GV vẫn có thể sử dụng đàn organ, không cần mua sắm đàn piano) vì các GV chỉ cần bỏ thói quen sử dụng chức năng đệm đàn tự động và mạnh dạn tự học kỹ thuật đệm đàn của kỹ thuật ngón piano – tức là sử dụng Normal thay vì Fingered Chord của organ điện tử.).
            - Đề xuất này cũng là định hướng yêu cầu GV dạy nhạc tiểu học nên phấn đấu sử dụng 10.000 đàn piano kỹ thuật số (Hàn quốc) đã được Bộ GD-ĐT cung cấp để tránh hoang phí thiết bị dạy học.
   + Về tiêu chí yêu cầu của đàn organ dành cho giáo viên (trong danh mục hiện nay thuộc phần “mô tả chi tiết về thiết bị”). Trong danh mục trước đây (2009), tiêu chí đàn organ giáo viên là : “Loại đàn thông dụng tối thiểu 61 phím phát sáng, 255 âm sắc, 120 tiết điệu, được cài đặt  100 bài hát và bản nhạc, trong đó có khoảng 50 bài hát trong chương trình phổ thông, có micro cắm trực tiếp vào đàn. Dùng điện hoặc pin; có bộ nhớ để thu, ghi; có hệ thống tự học, tự kiểm tra đánh giá theo bài nhạc, có lỗ cắm tai nghe và đường ra để nối với bộ tăng âm, có đường kết nối với máy tính hoặc thiết bị khác”.
-          Đây là loại thiết bị đã được ngành giáo dục cung cấp khá đầy đủ cho ngành tiểu học, chúng ta vẫn có thể tiếp tục sử dụng chứ không cần mua sắm lại toàn bộ. Do đó, dù không mua mới thì chúng ta vẫn phải kế thừa tiêu chí này, nghĩa là đề nghị các giáo viên tiếp tục sử dụng đàn organ đã có này để dạy chương trình và SGK mới. Trong dự thảo mới của danh mục tiểu học chúng tôi thấy từ tiêu chí “ 255 âm sắc, 120 tiết điệu, được cài đặt  100 bài hát và bản nhạc, trong đó có khoảng 50 bài hát trong chương trình phổ thông “ bị hạ xuống thành chỉ còn “ Đàn có trên 100 âm sắc, trên 100 tiết điệu” và phần lưu trữ các bài nhạc giáo dục VN bị bỏ đi. Việc xây dựng danh mục như vậy là thiếu chuyên môn, không có cơ sở khoa học.
-          Như trên đây đã trình bày, chúng tôi thấy nên kế thừa những yêu cầu tính năng quy định cho đàn organ của giáo viên của danh mục trước đây và cập nhật thêm những yêu cầu mới vì khuyến khích giáo viên sử dụng đàn organ trước đây như biết cập nhật dữ liệu mới (các bài nhạc chương trình giáo dục âm nhạc tiểu học mới), biết kết nối đàn với thiết bị di động để khai thác ứng dụng mới từ internet.
+ Nếu các cơ sở giáo dục cần thiết mua đàn organ mới cho giáo viên thì cần chú ý tiêu chí có thể là; “Cụ thề là keyboard và piano phải có thể kết nối với các thiết bị di động (smartphone, tablet, pad, notebook..) để có thể khai thác các dữ liệu của chương trình GD âm nhạc mới từ điện toán đám mây (Icloud), có thể sử dụng phone, tablet như “bàn phím ảo” (AI)  để tự học mọi lúc, mọi nơi, đàn organ phải sử dụng được những Apps (solfware) hỗ trợ  tự học online các kỹ năng âm nhạc (IoT Internet of Things)”.(Các loại đàn keyboard và digital piano đã được ngành giáo dục cung cấp cho các trường trước đây đều có đường midi in/out nên cũng có thể nối internet tìm các apps để tự học).

Thân Trọng Quốc –Chuyên gia TBDH.


Xướng âm TAY (Solfege Hand)

Xướng âm TAY (Solfege Hand)
Kỹ năng mới của GV nhạc từ 2019

Kỹ năng sử dụng nhạc cụ cơ thể

Kỹ năng sử dụng nhạc cụ cơ thể
Kỹ năng mới cần nghiên cứu của GV nhạc

Giải pháp đưa 10.000 piano KTS vào sử dụng

Giải pháp đưa 10.000 piano KTS vào sử dụng
Giải pháp để giúp các giáo viên tiểu học học trực tuyến kỹ năng đàn piano

Giải pháp để học trực tuyến kỹ năng đàn piano

Giải pháp để học trực tuyến kỹ năng đàn piano
Công nghệ Mỹ, giáo dục Việt

BTemplates.com

Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
1- T.T.Q -Tốt nghiệp ĐHSP Tp.HCM - Thạc sĩ KHGD đề tài “ Tiếp cận theo mô-đun trong cấu trúc nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng âm nhạc cho giáo viên mầm non (Năm 2000, Viện KHGD Việt Nam) & Tiến sĩ KHGD về Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào phương tiện dạy học để nâng hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc - Nghiên cứu về công nghệ GDÂN - Technology for Music Education. * Sáng lập & GĐ Trường Suối Nhạc * GĐ công ty TBGD Văn Đức * Kỷ niệm chương vì “Sự nghiệp giáo dục” của Bộ GDĐT (QĐ số 7049/QĐ/BGDĐT do Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân ký 24/11/2006). * Quản lý các website: + Thông tin về công nghệ và phương tiện giáo dục âm nhạc : beemusic.vn + Giới thiệu thiết bị dạy học âm nhạc mới : beemusicvideos.com. + Giới thiệu giáo trình và tài liệu để học sử dụng nhạc cụ piano, keyboard ... dành cho giáo viên MN, TH, PTCS, PTTH ( chương trình tập huấn online dành cho giáo viên dạy nhạc PT) : beemusicvideos.com

Góp ý về xây dựng danh mục thiết bị dạy học bậc tiểu học nhân đổi mới giáo dục năm 2019

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ XÂY DỰNG DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC ÂM NHẠC BẬC TIỂU HỌC NHÂN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NĂM 2019                               ...

Tìm kiếm Blog này

CLB Giáo viên dạy âm nhạc PT

Hỏi & Đáp

THÔNG TIN

Blog Archive